Điều cần biết về hệ thống tiếp địa trong thi công chống sét trọn gói

Điều cần biết về hệ thống tiếp địa trong thi công chống sét trọn gói

19/05/2017   |   Đăng bởi Vũ Thị Mỹ Dung

Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống thi công chống sét trọn gói nào. Hệ thống tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các kim thu sét, các thiết bị bảo vệ xuống tổ đất tiếp địa công tác và tiêu tán năng lượng các xung này. Nếu hệ thống tiếp địa không tốt (điện trở đất quá cao), việc sét đánh hoặc bị tác động bởi dòng sét lan truyền vào mạng điện, các loại dây dẫn gây hậu quả nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.

Cấu trúc chung của hệ thống đất chống sét:

Một hệ thống tiếp địa trong thi công chống sét trọn gói thông thường bao gồm các cọc đồng hoặc cọc sắt mạ đồng được chôn sâu trong lòng đất. Tùy thuộc vào địa hình khác nhau mà độ sâu đóng các cọc khác nhau. Chiều dài của cọc tiếp địa thông thường 2.4 m, phi 14 -16 - 20. Các cọc được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lưới tiếp địa trong lòng đất, có điện trở phù hợp với yêu cầu chống sét của công trình, cọc có thể được chôn theo hình chữ M, tam giác hoặc theo một đường thẳng, mỗi cọc cách nhau thường từ 3 - 5m.

  Dùng dây cáp đồng trần với tiết diện M70/ M50 để nối với các cọc tiếp địa. Ngày nay, để đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống thi công chống sét trọn gói, liên kết giữa dây dẫn thoát sét với cọc tiếp địa thường sử dụng bằng phương pháp hàn hoá nhiệt (Cad - Weld) thay vì dùng kẹp nối hay hàn hơi như trước kia. Để giảm tối đa điện trở cho hệ thống tiếp địa, đổ hóa chất tiếp địa GEM vào trong các hố sau khi chôn cọc xuống đất thì, rãnh chứa cáp liên kết tiếp địa.

  Sử dụng các bảng đồng đẳng thế để làm điểm kết nối trung gian giữa các thiết bị chống sét với hệ thống tiếp địa.               

  Để thi công bãi cọc tiếp địa thường sử dụng 2 phương án sau:

   · Phương án 1 : Đào các hố rộng khoảng 50 - 80cm và sâu cách mặt đất 40 – 60cm, đóng các cọc tiếp địa sâu cách mặt đất khoảng 50cm, dùng dây tiếp địa đồng trần M70/ M50 để kết nối các cọc với nhau bằng mối hàn hóa nhiệt. Khoảng cách giữa các cọc tiếp địa đảm bảo ≥ 3m. Đổ hóa chất tiếp địa GEM vào trong các hố, rãnh tiếp địa để làm giảm điện trở đất. Hoàn trả mặt bằng sau khi thi công xong.

   · Phương án 2 : Khoan lỗ sâu trực tiếp tại các vị trí định sẵn để thả cọc tiếp địa trong thi công chống sét trọn gói. Dùng dây tiếp địa M70/M50 để kết nối các cọc với nhau bằng mối hàn hóa nhiệt. Khoảng cách giữa các cọc tiếp địa đảm bảo ≥ 3m. Đổ hóa chất tiếp địa GEM vào trong các hố tiếp địa để làm giảm điện trở đất và hoàn trả mặt bằng sau khi công.

    Mối hàn hoá nhiệt (Cad - Weld): Là công nghệ tiên tiến, dựa vào phản ứng nhiệt nhôm, có nhiệt độ nóng chảy cao trên 2000 C, được hàn bởi khuôn hàn nên có độ thẩm mỹ cao, đồng nhất về khối, không có khiếm khuyết dị tật, bởi vị trí được hàn được nóng chảy hoàn toàn, các xỉ than và phụ gia hàn được nổi lên trên. Nên nó có ưu điểm hơn so với các loại hàn hơi, hay kẹp cáp thông thường là tránh được sự ăn mòn điện hoá giữa các kim loại được nối với nhau, độ thẩm mỹ cao, khả năng tiêp xúc tốt và bền về cơ học.

  Hệ thống tiếp địa thường được bố trí gần công trình thi công chống sét trọn gói. Trong điều kiện bất khả kháng thì mới đặt xa công trình, khi đó phải tham khảo thêm các tiêu chuẩn về điện trở đất. Sau khi hoàn thành hệ thống này, dây dẫn nối hệ thống tiếp địa với bảng đồng đẳng thế, đây là nơi trung gian để liên kết với hệ thống kim thu và các thiết bị chống sét.

  Yêu cầu của hệ thống tiếp địa sau khi hoàn thành phải có giá trị điện trở đất phải phù hợp với các tiêu chuẩn của ngành, của nhà nước, của nước sản xuất thiết bị.

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Gia Anh.

Trụ sở: 184B2 Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội

VPGD: Ô 22 Dịch Vụ 3 KĐT Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

DD: 043.6611999

Hotline: 0914 377 611

Email: GAC.info@chongsethanoi.com - Chongsethanoi@gmail.com

 

Viết bình luận