Nguy cơ chết người từ những cột điện mùa mưa bão

Nguy cơ chết người từ những cột điện mùa mưa bão

08/11/2016   |   Đăng bởi Admin

Miền Bắc đang vào mùa mưa bão. Những trận mưa to kèm theo sấm sét xảy ra khá thường xuyên. Và những cột điện trên đường phố tiềm ẩn hiểm họa chết người cho người dân trong những ngày mưa gió.
Việc thiết kế các cột điện như hiện nay ở TP Hồ Chí Minh như vậy đã hợp lý chưa? Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra. Với tình trạng TP Hồ Chí Minh liên tục bị triều cường đe dọa, sự e ngại của người dân không phải là không có cơ sở...
coc tiep dia cho cot dien
Nhiều người từng bị giật từ cột điện
Như chúng tôi đã đưa tin, chiều 31/8, do trời mưa ngập, em Cồ Quốc Duy (học sinh lớp 8A3 trường Lý Phong, phường 9, quận 5) leo xe lên hè tại khu vực ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu đã bị điện giật tử vong. Ngày 3/9, luật sư Cồ Lê Huy (cũng là chú ruột em Duy) tiếp tục khẳng định: Sau khi an táng cho Duy xong, gia đình sẽ tiến hành khởi kiện Công ty Chiếu sáng công cộng TP HCM. Ông cho biết việc này là để “đòi lẽ công bằng”.
Ông Huy nhấn mạnh: Hành động này không phải là vì tiền. Gia đình khởi kiện nhằm để công ty trên thừa nhận nguyên nhân vụ việc là do sự tắc trách, quản lý yếu kém. “Đồng thời, cũng thông qua vụ việc, chúng tôi muốn đưa ra lời cảnh báo cho người dân, cho toàn xã hội”, ông Huy nói. Theo ông Huy, cho đến nay chưa có một vị lãnh đạo nào của đơn vị này lên tiếng nhận trách nhiệm, thiếu sót về vụ việc.
Chiều 3/9, nhiều người dân tại khu vực em Duy tử vong cung cấp cho phóng viên biết, cột đèn số 86 (nơi em Duy bị giật) đã từng khiến nhiều người bị giật, nhưng may là chưa có ai tử vong, cho đến trường hợp em Duy. Cụ thể, cách thời điểm em Duy tử nạn vài ngày, một phụ nữ khi băng qua đường, vịn tay vào cột đã bị điện giật đến tê người. Trước đó nữa, một số nữ sinh đi xe đạp, cũng trong một chiều mưa, khi đến địa điểm gần cột đèn 86 đã bị giật, bị choáng nhiều phút mới tiếp tục đi được.
Ông Nguyễn Trọng Văn (SN 1965), hành nghề xe ôm tại khu vực gần đó cho biết, sở dĩ tại khu vực này thường xuyên bị ngập úng gây nguy hiểm cho người đi đường là do công trình đào đường “án ngữ” ngay giữa ngã tư.
Theo một số chuyên gia, các vụ tai nạn thương tâm như trên chủ yếu là do hệ thống điện còn rất nhiều bất cập của thành phố. “Mạng nhện” nơi đâu cũng thấy, cột đèn, cái thì cũ, dây điện lộ ra ngoài, cái thì mới, nhưng làm ẩu. Tất cả như những chiếc bẫy đang chực chờ gây tai họa. Chỉ cần một cơn mưa, một trận bão đều có thể trở thành tai họa cho người tham gia giao thông.
Cách đây hơn 4 tháng, vào 7h30 phút ngày 13/4, tại đường Âu Cơ, phường Tân Thành, quận Tân Phú (TP HCM), một cái chết thương tâm giống em Duy đã xảy ra. Chị Hoàng Thị Thanh Truyền (ngụ tại tỉnh Bình Định) đi xe máy lưu thông trên con đường bị ngập sau cơn mưa, bất ngờ một đoạn dây điện thuộc trụ điện số 37 – 39 do Công ty điện lực Tân Phú quản lý bị đứt rơi xuống đường, chạm vào người chị Truyền làm chị tử vong tại chỗ, 2 người khác bị thương. Chị Truyền ra đi tức tưởi khi chưa tròn 22 tuổi. Sự bức xúc của dư luận chưa kịp lắng dịu thì lại xảy ra vụ việc em Cồ Quốc Duy...
“Tai nạn” đáng tiếc
Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 31/8 là một…tai nạn đáng tiếc, nguyên nhân là do bị nước ngập, nguồn điện bị ngâm trong nước đã rò rỉ ra ngoài.
Ngay tại các con phố thuộc khu vực trung tâm như Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn, Đinh Tiên Hoàng... dây điện rơi thõng xuống tận lòng đường. Còn tại xa lộ Hà Nội, đoạn thuộc quận 9, một cột đèn dây nối lộ cả ra ngoài. Đây cũng là địa bàn rất dễ bị ngập, nhà dân lại rất thấp, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi có mưa bão.
Tại đường Điện Biên Phủ, chỉ một đoạn ngắn đã có tới 2 chiếc cột đèn, cột điện, chiếc thì mất nắp kỹ thuật, dây điện nối cẩu thả, nhìn thấy cả lõi đồng, chiếc thì hộp công- tơ treo chỉ cách mặt đất chừng hơn 1m, không khác nào những cái bẫy khi mưa ngập.
Nếu chỉ “đổ lỗi”: “Tại mưa ngập khiến người dân gặp nạn” chắc chắn không thể xoa dịu sự bức xúc của người dân. Sự quản lý yếu kém, thờ ơ, vô trách nhiệm của những đơn vị liên quan, đó mới là nguyên nhân của những cái chết đau lòng này. Bao giờ những “mạng nhện chết người” trong thành phố mới được sửa chữa, khắc phục?
Ông Trần Trọng Huệ, Giám đốc công ty Chiếu sáng Công cộng TP HCM cho rằng: Để hạn chế thấp nhất về các sự cố đáng tiếc như trường hợp em Duy, đơn vị này sẽ tăng cường thiết bị đầu nguồn, đổ keo vào các mối nối, tăng cường các cọc tiếp địa để truyền điện xuống đất khi xảy ra hiện tượng rò rỉ...
Theo Anh Duy
Giadinhnet

Viết bình luận