3 CÁCH PHÂN LOẠI CỌC TIẾP ĐỊA

3 CÁCH PHÂN LOẠI CỌC TIẾP ĐỊA

06/07/2017   |   Đăng bởi Vũ Thị Mỹ Dung

Nhiều gia đình ngày nay lắp đặt hệ thống chống sét nhằm bảo vệ tính mạng của các thành viên trong gia đình, chống hư hỏng cho thiết bị điện tử và công nghệ vào mùa mưa bão. Cọc tiếp địa chính là thành phần không thể thiếu khi lắp đặt hệ thống chống sét.

Vậy có những cách nào để phân loại cọc tiếp địa? Hãy cùng Chongsethanoi.com chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Cọc tiếp địa là bộ phận được thi công đầu tiên, được coi là nền móng của một hệ thống chống sét hoàn hảo. Nếu như không được quan tâm đúng mức thì hệ thống này thực sự là một quả bom nổ chậm, từ đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn của dân cư xung quanh vị trí được lắp đặt chống sét.

PHÂN LOẠI CỌC TIẾP ĐỊA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY GỒM CÓ MỘT SỐ CÁCH NHƯ SAU:

1/ Phân loại cọc tiếp địa theo nguồn gốc xuất xứ

coc-tiep-dia

Ở Việt Nam, hiện có hai nguồn cọc tiếp đất chính đó là loại được nhập khẩu từ Ấn Độ và loại chúng ta tự sản xuất.

+ Sản phẩm đến từ Ấn Độ là loại cọc có chất lượng trung bình, được dùng nhiều tại các công trình vừa và nhỏ, phục vụ mục đích sinh hoạt của những người dân, phù hợp với cả nhu cầu chống sét và điều kiện kinh tế của đối tượng khách hàng này.

+ Sản phẩm do Việt Nam sản xuất thì khá đa dạng về cả quy cách, chất liệu và giá thành, được dùng trong mọi điều kiện thi công. Tuy nhiên, rất nhiều hàng nội không có giấy tờ và có chất lượng thấp vẫn len lỏi, chính vì vậy, bạn cần phải cân nhắc thật kĩ lưỡng trước khi mua.

2/ Phân loại cọc tiếp địa theo chất liệu

+ Đồng đặc nguyên chất: hàm lượng đồng khoảng từ 95-99%. Đây chính là loại cọc có chất lượng tốt nhất trên thị trường nên giá thành trên mỗi đầu cọc cũng là cao nhất. Đồng được sử dụng đó chính là đồng vàng hoặc là đồng đỏ, trong đó thì đồng đỏ tốt hơn.

+ Thép mạ đồng: hàm lượng đồng thấp, chỉ được phủ một lớp mỏng ở bên ngoài nhằm để làm tăng khả năng truyền dẫn sét, lõi bên trong làm bằng thép. Chất lượng của loại cọc này hoàn toàn phụ thuộc vào cả đặc tính của lõi thép lẫn độ dày của lớp mạ đồng.

+ Thép mạ kẽm: Đây là loại thép chất lượng cao được chọn kỹ lưỡng rồi được nhúng vào bể kẽm nóng.

3/ Phân loại cọc tiếp địa theo hình dạng

+ Thanh tròn đặc có quy cách từ D14 – D20. Ưu điểm của cọc tiếp địa thanh tròn đó là dễ thi công, nhẹ, không cồng kềnh, được dùng nhiều trong các công trình nhỏ, phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

+ Thanh chữ V thì có độ dầy lớn (V50 ~ V70). Ưu điểm đó là bản to, diện tích tiếp xúc đất lớn. Đây chính là loại cọc chuyên dụng trong chống sét nhà xưởng và những khu vực dễ cháy nổ, ví dụ như trạm xăng, trạm điện. Cọc nối đất hình chữ V chỉ được sản xuất từ thép mạ kẽm.

Trên đây chính là cách phân loại cọc tiếp địa để bạn có thể dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu sử dụng của chính mình. Nếu còn điều gì thắc mắc trong cách phân loại cọc tiếp địa chống sét, hãy đến ngay với Chongsethanoi.com chúng tôi để được tư vấn thêm.

CHI TIẾT LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI GIA ANH

Trụ sở: 184B2 Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội

VPGD: Ô 22 Dịch Vụ 3 KĐT Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

SĐT: 043.6611999 - Hotline: 0914 377 611

Email: GAC.info@chongsethanoi.com - Chongsethanoi@gmail.com

Viết bình luận