Hướng dẫn làm tiếp địa đạt kết quả tốt nhất

Hướng dẫn làm tiếp địa đạt kết quả tốt nhất

28/03/2019   |   Đăng bởi Vũ Thị Mỹ Dung

Kính gửi các quý công ty thi công cũng như các chủ đầu tư.

Chống sét là vấn đề được nhiều nhà thầu, nhà đầu tư cũng như các hộ gia đình quan tâm. Một hệ thống chống sét tốt phải có khả năng tản năng lượng sét vào lòng đất một cách nhanh nhất, nhằm giảm thiểu khả năng lan truyền năng lượng sét trong hệ thống làm phá hỏng các thiết bị.

Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống sét nào. Nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị chống sét xuống đất và tiêu tán năng lượng của các xung này. Tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt (điện trở đất quá cao), việc sét đánh gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra. Tuỳ thuộc vào yêu cầu tiếp địa và điện trở đất của công trình, chúng ta có thể xây dựng hệ thống tiếp đất chống sét an toàn.

Tiếp đất chống sét là thao tác nối thiết bị chống sét (kim thu lôi, dây thu sét, lưới thu sét, thiết bị chống sét...) với hệ thống nối đất nhằm tản dòng điện sét vào đất, giữ cho điện áp tại mọi điểm (trong khu vực được bảo vệ) không quá lớn, đảm bảo an toàn cho công trình, thiết bị và con người khi có sét đánh.

Cách thực hiện hệ thống trang bị nối đất: Trang bị nối đất bao gồm các điện cực nối đất và dây nối đất.

- Các điện cực nối đất bao gồm các điện cực thẳng đứng được đóng sâu vào trong đất và các điện cực nằm ngang được chôn trong đất ở một độ sâu nhất định.

- Dây nối đất dùng để nối liền các bộ phận với các điện cực nối đất.

Khi thực hiện nối đất, trước hết lợi dụng các vật nối đất tự nhiên sẵn có như các đường ống dẫn nước hay các ống bằng kim loại khác đặt trong đất (trừ các ống dẫn nhiên liệu lỏng, khí dễ cháy), các kết cấu kim loại của công trình nhà cửa có nối đất, các vỏ bọc kim loại của cáp đặt trong đất (trừ vỏ cáp chì, vỏ cáp thép ít dùng). Điện trở của các nối đất tự nhiên được xác định bằng cách đo thực tế hay tính gần đúng theo các công thức kinh nghiệm.

Nếu nối đất tự nhiên không đảm bảo được trị số điện trở Rđ theo yêu cầu thì phải dùng nối đất nhân tạo.

Nối đất nhân tạo được thực hiện bằng các cọc thép tròn, thép ống, thanh thép dẹt hay thép góc dài 2 – 3m, đóng sâu xuống đất, đầu trên của chúng cách mặt đất 0,5 – 0,7 m để tránh thay đổi của Rđ theo thời tiết. Các cọc thép được hàn nối với nhau bằng các thanh thép đặt nằm ngang và cũng được chôn sâu cách mặt đất 0,5 – 0,7m.

Một hệ thống tiếp địa thông thường bao gồm các cọc tiếp đất chống sét được làm bằng kim loại (sắt, thép, thép mạ kẽm, thép mạ đồng, đồng nguyên chất…) chôn sâu trong lòng đất. Các cọc được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lưới tiếp địa có điện trở phù hợp với yêu cầu chống sét của từng công trình, nhà ở. Để có thể đạt điện trở đất như mong muốn, nên sử dụng các loại hoá chất làm giảm trở kháng đất (GEM). Ngoài ra, để giảm điện trở cho hệ thống tiếp địa và đảm bảo hệ thống làm việc ổn định, cần có sự liên kết chắc chắn giữa dây dẫn sét với cọc tiếp địa bằng các mối hàn, ốc siết cáp.

Liên hệ tư vấn: 0945552288 / 0914377611

Viết bình luận