Sét và công nghệ chống sét

Sét và công nghệ chống sét

08/11/2016   |   Đăng bởi Vũ Thị Mỹ Dung

Người ta đã từng ví, cơn dông như một nhà máy điện có công suất khoảng vài trăm MW với điện thế lên tới hàng tỷ V, nguồn điện của một tia sét xuất hiện trong cơn dông có thể dùng để thắp sáng bóng đèn 100W trong vòng 3 tháng. Với cường độ mạnh như vậy, dông sét là một trong số những hiểm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng con người và gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản vật chất.

Năm 1769, khi đó nhân loại chưa biết đến những thiết bị chống sét như ngày nay. Một thảm hoạ đã xảy ra khi sét đánh trúng kho dự trữ thuốc nổ hơn 1000 tấn tại một thành phố của Italia. Cả toà nhà nổ tung và làm chết hơn 3000 người sống trong thành phố. Cho đến khi phát minh đầu tiên của nhà bác học Franklin về chiếc cột thu lôi ra đời, những thiệt hại khủng khiếp do sét đánh như thế không còn xảy ra nữa. Kể từ đó đến nay, tuy không chế ngự được hoàn toàn, nhưng những thiết bị chống sét đã góp phần giảm thiểu đáng kể thiệt hại do sét gây ra nhằm bảo vệ cuộc sống con người. Trải qua hơn 200 năm kể từ khi xuất hiện chiếc cột thu lôi đầu tiên, công nghệ phòng chống sét ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Năm 2001, ngành điện Việt Nam có khoảng 400 sự cố, 50% trong số đó là do sét gây ra. đặc biệt ngày 4/6/2001, sét đánh nổ một máy cắt 220 KV của Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình. Sự cố đã khiến lưới điện miền Bắc bị rã mạch, nhiều nhà máy điện bị tách ra khỏi hệ thống. Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác bị mất điện trên diện rộng.

Bản chất của hiện tượng sấm - chớp - sét là gì?

Trong cơn mưa dông do có gió mạnh xáo trộn các đám mây, làm cho các đám mây tích điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới  hàng triệu von. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là “sấm” (vận tốc của ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.

Phương pháp hiệu quả nhất để chống sét là làm cột thu lôi. Các nhà cao tầng phải lắp cột thu lôi.

Nguyên lý kết cấu cột thu lôi thật đơn giản: Người ta gắn lên nóc nhà một thanh sắt có đầu nhọn hướng lên trời. ở phần dưới thanh sắt người ta hàn dây sắt làm dây nối đất (dùng sắt phi 0,04) nối xuống chỗ đất ẩm và chôn sâu. Nếu nhà cao rộng phải làm nhiều cột thu lôi, các dây nối đất hàn với nhau.

Ở những nơi trống trải hay xảy ra sét đánh thì phải trồng cột thu lôi. Người ta dùng một cột gỗ hoặc cột xi măng cao chừng 5 - 6 m. Trên đỉnh cột hàn một thanh sắt đầu nhọn hướng lên trời. Phần đuôi thanh sắt hàn dây nối đất (dùng sắt phi 0,04) theo lý thuyết thì một cột thu lôi có thể bảo vệ được một khoảng không gian bằng hình nón có bán kính đáy bằng chiều cao của cột. Nơi có nhiều sét nên trồng một hệ thống cột thu lôi, mỗi cột cách nhau chừng 20 - 30 m. Dây nối đất được hàn theo một hệ thống được chôn sâu.

Khi trời nổi cơn mưa dông nên mau chóng trở về nhà, không trú mưa dưới gốc cây to hoặc ở nơi có nhiều nguy cơ bị sét đánh; không nên đi lại ngoài đường nếu không cần thiết. Phải ngắt cầu dao điện vì nếu sét đánh vào đường dây sẽ theo dây dẫn vào trong nhà. Phải tháo Ăngten vô tuyến ra khỏi máy để phòng bị sét đánh cháy hỏng và nguy hiểm cho người xem.

Tư vấn liên hệ: Mr An 0914.377.611

 

Bình luận (1)

  • clullyhot

    clullyhot

    Bxnyoa venta libre de kamagra https://bestadalafil.com/ - cialis no prescription Usqwks prix officiel cialis belgique Jdxqju generic cialis https://bestadalafil.com/ - is there a generic cialis available Mhjxgv

    19/04/2022

Viết bình luận