TẤT TẦN TẬT VỀ CỌC TIẾP ĐỊA TRONG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

TẤT TẦN TẬT VỀ CỌC TIẾP ĐỊA TRONG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

21/06/2017   |   Đăng bởi Vũ Thị Mỹ Dung

Trong quá trình thi công và lắp đặt hệ thống chống sét, bên cạnh kim thu sét, cáp thoát sét thì không thể thiếu cọc tiếp địa.

Phải chăng bạn đang có sự bận tâm về thiết bị cọc tiếp địa này? Nếu vậy, đừng bỏ qua bài viết này của Chongsethanoi.com chúng tôi vì dưới đây sẽ là những thông tin cực kì hữu ích.

1/ CỌC TIẾP ĐỊA LÀ GÌ?

Cọc tiếp địa về bản chất đó chính là những thanh kim loại được cắm sâu vào trong lòng đất (tiếp địa). Tác dụng của thiết bị này đó là chuyển toàn bộ lượng sét hay chính xác hơn đó là lượng điện năng thừa trong quá trình chống sét (một cách trực tiếp và an toàn điện) ra ngoài môi trường đất xung quanh sao cho một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Cọc tiếp địa chống sét là bộ phận được thi công đầu tiên, được coi là nền móng của một hệ thống chống sét hoàn hảo. Nếu như không được quan tâm đúng mức, hệ thống này thực sự sẽ là một quả bom nổ chậm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn của dân cư xung quanh vị trí được lắp đặt.

2/ CÔNG DỤNG CỦA CỌC TIẾP ĐỊA

Cọc tiếp địa là một bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống sét nào. Nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ xuống tổ đất tiếp địa công tác và giúp tiêu tán năng lượng những xung này. Tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nếu như thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt (điện trở đất quá cao), việc sét đánh vào mạng điện chắc chắn sẽ gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra. Tuỳ thuộc vào yêu cầu tiếp địa và điện trở đất của công trình mà bạn có thể xây dựng hệ thống tiếp địa an toàn bằng đóng cọc, hoặc khoan giếng thả cọc với số lượng cọc hoàn toàn có thể tính toán được.

3/ PHÂN LOẠI CỌC TIẾP ĐỊA

Cho tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một cách phân loại chính quy nào dành cho loại thiết bị này cả. Khác với các mặt hàng nhập ngoại có giấy tờ CO – CQ đầy đủ, lượng cọc tiếp đất được sản xuất tại Việt Nam vẫn còn rất "đa dạng về chất lượng".  

Sau đây, Chongsethanoi.com xin đưa ra cách phân loại thiết bị cọc tiếp địa của chúng tôi. Mời bạn tham khảo!

+ Phân loại cọc tiếp địa theo nguồn gốc:

Ở Việt Nam hiện có hai nguồn cọc tiếp đất chính là được nhập khẩu từ Ấn Độ và do chúng ta tự sản xuất.

- Cọc tiếp địa Ấn Độ: Là loại cọc có chất lượng trung bình, được sử dụng nhiều tại các công trình vừa và nhỏ nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân; phù hợp với cả nhu cầu chống sét và điều kiện kinh tế của đối tượng khách hàng này.

- Cọc tiếp địa Việt Nam: thì đa dạng về cả quy cách, chất liệu và giá cả, được dùng trong mọi điều kiện thi công. Nhưng so với hàng nhập ngoại thì có rất nhiều hàng nội không có giấy tờ và có chất lượng thấp. Khi bạn cần sử dụng cọc nối đất Việt cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sản phẩm này.

+ Phân loại cọc tiếp địa theo chất liệu:

- Cọc tiếp địa từ đồng đặc nguyên chất: Hàm lượng đồng từ 95-99%. Đây là loại cọc có chất lượng tốt nhất ở trên thị trường Việt nên giá thành trên mỗi đầu cọc cũng là cao nhất. Đồng được sử dụng thường là đồng vàng hoặc là đồng đỏ, trong đó thì đồng đỏ tốt hơn.

- Cọc tiếp địa từ thép mạ đồng: Hàm lượng đồng thấp, chỉ được phủ một lớp mỏng bên ngoài để làm tăng khả năng truyền dẫn sét, lõi bên trong được làm bằng thép. Chất lượng của loại cọc này hoàn toàn phụ thuộc vào cả đặc tính của lõi thép lẫn độ dày lớp mạ đồng.

- Cọc tiếp địa từ thép mạ kẽm: Thép chất lượng cao được chọn kỹ lưỡng rồi được nhúng vào bể kẽm nóng. Trên thị trường cũng xuất hiện loại cọc thép mạ kẽm điện phân nhưng lại có chất lượng thấp nên không được bán bởi đơn vị chúng tôi.

+ Phân loại cọc tiếp địa theo hình dạng:

- Cọc tiếp địa thanh tròn đặc có quy cách từ D14 - D20: dễ dàng thi công, nhẹ, không cồng kềnh, được dùng nhiều trong các công trình nhỏ nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

- Cọc tiếp địa thanh chữ V có độ dày lớn (V50 ~ V70): bản to, diện tích tiếp xúc đất lớn, là loại cọc chuyên dụng trong chống sét nhà xưởng và ở những khu vực dễ cháy nổ như trạm xăng, trạm điện.

4/ HƯỚNG DẪN ĐÓNG CỌC TIẾP ĐỊA

+ Tiêu chuẩn đóng cọc tiếp địa:

- Toàn bộ hệ thống tiếp địa phải được nằm ở trong lòng đất, bao gồm cọc và các thiết bị kết nối.

- Khoảng cách giữa các cọc phải rơi vào khoảng 1~2 lần chiều dài mỗi cọc (chiều dài cọc thông thường là từ 2.4~5.2m)

+ Quy trình thi công cọc tiếp địa:

- Đào rãnh, đào hố hoặc là khoan giếng (nếu đất cứng, khó đào)

- Đóng cọc xuống hố

- Liên kết cọc với dây dẫn hoặc băng đồng

- Đo và kiểm tra điện trở đất

- Đổ hóa chất giảm điện trở (điện trở đất thấp thì không cần đến bước này)

- San lấp bề mặt

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về thiết bị cọc tiếp địa. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc có nhu cầu thi công chống sét trọn gói tại Hà Nội, bạn đọc vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI GIA ANH

Trụ sở: 184B2 Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội

VPGD: Ô 22 Dịch Vụ 3 KĐT Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

SĐT: 043.6611999 - Hotline: 0914 377 611

Email: GAC.info@chongsethanoi.com - Chongsethanoi@gmail.com

Bình luận (2)

  • stoochE

    stoochE

    cialis coupon 1993 Feasibility study of intraarterial vs intravenous cisplatin, BCNU, and teniposide combined with systemic cisplatin, teniposide, cytosine arabinoside, glycerol and mannitol in the treatment of primary and metastatic brain tumors

    30/11/2022

  • exhicibre

    exhicibre

    https://newfasttadalafil.com/ - cialis for sale in usa Texzaw viagra generico envio 24 horas where to buy cialis online safely online cialis sales Ggvase https://newfasttadalafil.com/ - Cialis

    04/06/2022

Viết bình luận