THIẾT BỊ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN GỒM 3 LOẠI NHƯ SAU!
29/06/2017 | Đăng bởi Vũ Thị Mỹ Dung
Trong quá trình kinh doanh dịch vụ thi công chống sét trọn gói của mình, có rất nhiều khách hàng thắc mắc với chúng tôi về thiết bị chống sét lan truyền bởi có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thiết bị chống sét này.
Để dễ hiểu hơn, Chongsethanoi.com chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể và đơn giản nhất để bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về phạm trù này. Rất đơn giản đó là khi sét đánh thẳng vào đường dây điện ngay gần đó và lan truyền tới các thiết bị điện trong nhà thì thiết bị chống sét lan truyền lúc này sẽ có tác dụng giúp làm giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sét tới các thiết bị đang sử dụng.
Còn giải thích theo từ ngữ trong ngành kĩ thuật thì có thể hiểu rằng, chống sét lan truyền đó là khi một luồng sét đánh xuống mặt đất, nó sẽ cảm ứng điện từ lên các dây điện và các đường dây ở gần đó (theo lý thuyết thì bán kính cảm ứng đó là 2km tính từ vị trí bị sét đánh).
Hệ thống chống sét lan truyền được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại có nguyên lý hoạt động tạo nên một hệ thống vận hành chống sét hiệu quả nhất.
Muốn thiết bị chống sét lan truyền hoạt động tốt và cắt xung sét tối đa thì cần sử dụng thiết bị có bộ lọc sét tốt nhất để giúp tiêu hao phần xung sét tồn đọng còn lại trên thiết bị điện sau khi đã được cắt sét.
1/ PHÂN LOẠI
Tùy thuộc vào cấu tạo của bộ lọc trong thiết bị chống sét lan truyền mà sản phẩm được chia thành 3 dòng thiết bị chính như sau:
+ Thiết bị chống sét lan truyền không có bộ lọc (hay còn được gọi là thiết bị cắt sét mắc song song với hệ thống điện cần bảo vệ).
+ Thiết bị chống sét lan truyền có bộ lọc: sử dụng thiết bị EMI / RFI lọc để bảo vệ quá tải, quá áp của hệ thống điện công nghiệp.
+ Thiết bị chống sét có bộ lọc thông thấp LC
2/ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Thiết bị chống sét lan truyền hoạt động theo nguyên lý mạch bảo vệ. Theo đó, khi bị sét đánh vào hệ thống, thiết bị chống sét sẽ cắt sét trực tiếp, sau đó, thông qua bộ lọc triệt tiêu xung nhiễu của sét lên thiết bị điện, bảo vệ quá áp, quá tải của đường dây giúp cho đường dây không xảy ra sự cố chập/ cháy,…
Tùy thuộc vào đường dây của hệ thống điện: dây pha – pha (L – L hoặc Ph – Ph), pha – trung tính (L – N hoặc Ph – N), pha – đất (L – G hoặc Ph – G), đất – trung tính (N – G) nên cần chọn chế độ bảo vệ của thiết bị chống sét lan truyền khác nhau như: 2 modes, 3 modes, 4 modes, 7 modes và 10 modes. Trong đó, chế độ 10 modes được đánh giá là chế độ bảo vệ toàn diện nhất cho toàn bộ hệ thống điện.
Trên đây chính là cách phân loại và nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền. Hiện nay, chúng tôi chuyên tư vấn lắp đặt, thi công hệ thống chống sét công trình với mức giá vô cùng hợp lý và bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
CHI TIẾT LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI GIA ANH
Trụ sở: 184B2 Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội
VPGD: Ô 22 Dịch Vụ 3 KĐT Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
SĐT: 043.6611999 - Hotline: 0914 377 611
Email: GAC.info@chongsethanoi.com - Chongsethanoi@gmail.com
Viết bình luận