TIÊU CHUẨN TCVN 9385:2012 VỀ CHỐNG SÉT CHO CÁC CÔNG TRÌNH

TIÊU CHUẨN TCVN 9385:2012 VỀ CHỐNG SÉT CHO CÁC CÔNG TRÌNH

09/07/2017   |   Đăng bởi Vũ Thị Mỹ Dung

Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 thành Tiêu chuẩn Quốc gia. Tiêu chuẩn nhằm này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng hiện nay.

Tiêu chuẩn này cũng nhằm đưa ra những chỉ dẫn cho việc chống sét đối với các trường hợp đặc biệt như kho chứa chất nổ, những công trình tạm như cần cẩu, khán đài bằng kết cấu khung thép, và cả các chỉ dẫn chống sét cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình khai thác dầu, khí trên biển, các công trình đặc biệt hay áp dụng các công nghệ chống sét khác.

Hãy cùng Chongsethanoi.com chúng tôi tìm hiểu cụ thể thông qua những thông tin ngay sau đây.

1/ Quy định chung

tieu-chuan-chong-set

Các hướng dẫn trong tiêu chuẩn này thường mang tính tổng quát, khi áp dụng vào một hệ thống chống sét công trình cụ thể cần xem xét tới các điều kiện thực tế liên quan đến hệ thống đó. Trong những trường hợp đặc biệt khó khăn thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Trước khi tiến hành thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét chi tiết, cần phải quyết định xem công trình có cần chống sét hay không, nếu cần thì phải xem xét điều gì đặc biệt có liên quan đến công trình (xem Điều 7 và Điều 8).

Cần kiểm tra công trình hoặc nếu như công trình chưa xây dựng thì cần phải kiểm tra hồ sơ bản vẽ và thuyết minh kỹ thuật theo các yêu cầu về phòng chống sét được quy định ở tiêu chuẩn này.

Đối với những công trình không có các chi tiết bằng kim loại phù hợp thì cần phải đặc biệt quan tâm tới việc bố trí tất cả các bộ phận của hệ thống chống sét sao cho vừa đáp ứng yêu cầu chống sét vừa không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của các công trình.

Đối với các công trình xây dựng có đa phần kết cấu bằng kim loại thì nên sử dụng các bộ phận bằng kim loại đó trong hệ thống chống sét để làm tăng số lượng các bộ phận dẫn sét. Như thế vừa giúp tiết kiệm kinh phí cho hệ thống chống sét lại không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình. Tuy nhiên, khi sét đánh vào phần kim loại, đặc biệt là đối với kim loại được sơn mạ, có thể phá hủy các lớp sơn mạ ngoài kim loại; đối với khối xây có cốt thép có thể gây đổ khối xây. Có thể giảm thiểu được rủi ro trên bằng giải pháp sử dụng hệ thống chống sét được cố định trên bề mặt công trình.

Những kết cấu kim loại thường được sử dụng nhiều như một bộ phận trong hệ thống chống sét gồm có khung thép, cốt thép trong bê tông, các chi tiết kim loại của mái, ray để vệ sinh cửa sổ trong nhà cao tầng.

Toàn bộ công trình phải được bảo vệ bằng một hệ thống chống sét có sự kết nối hoàn chỉnh với nhau, không có bộ phận nào của công trình được tách ra để bảo vệ riêng.

2/ Chức năng của hệ thống chống sét

tieu-chuan-chong-set

Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó, rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của các công trình. Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể được coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.

Mặt khác, phạm vi thu sét cũng ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng đến các đầu thu nhọn hoặc là chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn.

CHI TIẾT LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI GIA ANH

Trụ sở: 184B2 Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội

VPGD: Ô 22 Dịch Vụ 3 KĐT Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

SĐT: 043.6611999 - Hotline: 0914 377 611

Email: GAC.info@chongsethanoi.com - Chongsethanoi@gmail.com