Tiêu chuẩn chống sét quốc gia TCVN là gì? Các tiêu chuẩn cần có của một hệ thống chống sét

Tiêu chuẩn chống sét quốc gia TCVN là gì? Các tiêu chuẩn cần có của một hệ thống chống sét

18/12/2021   |   Đăng bởi Account Agency

Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở khu vực chịu nhiều tác động của mưa dông, theo số liệu nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu thì Việt Nam phải hứng chịu đến 2 triệu cú sét mỗi năm gây ra nhiều thiệt hại thương tâm về người và của. Vì vậy, việc lắp đặt hệ thống chống sét rất quan trọng đối với mọi công trình, để cóđược hệ thống chống sét an toàn thì phải tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe, quyđịnh nghiêm ngặt của quốc gia. Hãy cùng Chống sét Gia Anh tìm hiểu về các tiêu chuẩn này nhé!

 

1. Tiêu chuẩn chống sét quốc gia TCVN là gì?

TCVN hay còn được biết đến với tên tiếng anh đầy đủ Technical Commit of Vietnam là cụm từ được sử dụng làm ký hiệu tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn của quốc gia Việt Nam, những bộ tiêu chuẩn này được công bố bởi các Bộ, ngành, cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hiện nay, có rất nhiều TCVN khác nhau đã được đặt ra trong các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, an toàn, điện, điện tử, thực phẩm, hóa chất, dầu khí, khoáng chất… Riêng đối với các hoạt động chống sét, theo quy định của Chính phủ mọi tiêu chuẩn của các hệ thống chống sét Việt Nam phải tuân theo TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007.

 

TCVN 9385:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

2. Quy định chung hệ thống chống sét

Theo tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 quy định chung cho các hệ thống chống sét như sau:

  • Các hướng dẫn trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát, khi áp dụng vào một hệ thống chống sét cụ thể cần xem xét tới các điều kiện thực tế liên quan đến hệ thống đó. Trong những trường hợp đặc biệt khó khăn thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

  • Trước khi tiến hành thiết kế chi tiết một hệ thống chống sét, cần phải quyết định xem công trình có cần chống sét hay không, nếu cần thì phải xem xét điều gì đặc biệt có liên quan đến công trình (xem Điều 7 và Điều 8).

  • Cần kiểm tra công trình hoặc nếu công trình chưa xây dựng thì kiểm tra hồ sơ bản vẽ và thuyết minh kỹ thuật theo các yêu cầu về phòng chống sét được quy định ở tiêu chuẩn này.

  • Đối với những công trình không có các chi tiết bằng kim loại phù hợp thì cần phải đặc biệt quan tâm tới việc bố trí tất cả các bộ phận của hệ thống chống sét sao cho vừa đáp ứng yêu cầu chống sét vừa không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình.

  • Đối với các công trình xây dựng có đa phần kết cấu bằng kim loại thì nên sử dụng các bộ phận bằng kim loại đó trong hệ thống chống sét để làm tăng số lượng các bộ phận dẫn sét. Như thế vừa tiết kiệm kinh phí cho hệ thống chống sét lại không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình. Tuy nhiên, khi sét đánh vào phần kim loại, đặc biệt đối với kim loại được sơn mạ, có thể phá hủy các lớp sơn mạ ngoài kim loại; đối với khối xây có cốt thép có thể gây đổ khối xây. Có thể giảm thiểu rủi ro trên bằng giải pháp sử dụng hệ thống chống sét được cố định trên bề mặt công trình.

  • Những kết cấu kim loại thường được sử dụng như một bộ phận trong hệ thống chống sét gồm có khung thép, cốt thép trong bê tông, các chi tiết kim loại của mái, ray để vệ sinh cửa sổ trong nhà cao tầng.

  • Toàn bộ công trình phải được bảo vệ bằng một hệ thống chống sét kết nối hoàn chỉnh với nhau, không có bộ phận nào của công trình được tách ra để bảo vệ riêng.

3. Một số thuật ngữ quan trọng trong tiêu chuẩn chống sét

Hệ thống chống sét

Là toàn bộ hệ thống dây dẫn được tạo nên để bảo vệ công trình khỏi tác động của sét đánh. Bao gồm: Thiết bị cắt sét, chống sét lan truyền,..

Bộ phận thu sét

Kim thu sét có nhiệm vụ thu hút năng lượng của sét đánh vào nó.

Mạng nối đất

Giữ chức năng tiêu tán dòng điện sét xuống đất. Bao gồm: Cọc tiếp địa, hóa chất giảm điện trở,..

Dây xuống

Là hệ thống dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất với nhau. Có thể cần đến khuôn hàn hóa nhiệt và thuốc hàn hóa nhiệt tiêu chuẩn để nối.

Cực nối đất

Là một bộ phận hoặc nhóm bộ phận dẫn điện có tiếp xúc với đất và có khả năng truyền dòng điện sét xuống đất.

Cực nối đất mạch vòng

Là cực nối đất dạng vòng khép kín, được thiết kế nằm xung quanh công trình ở dưới hoặc trên bề mặt đất, ở phía dưới hoặc ngay trong hệ thống móng của công trình.

Cực nối đất tham chiếu

Là cực nối đất có thể được tách rời khỏi mạng nối đất, và được sử dụng vào mục đích đo đạc, kiểm tra.

Điện cảm tự cảm

Là đặc trưng của dây dẫn hoặc mạch có khả năng tạo ra trường điện từ ngược khi dòng điện đi qua chúng thay đổi.

Điện cảm truyền dẫn

Là đặc trưng của mạch mà ở đó, một điện áp được tạo ra trong vòng kín bởi một dòng điện thay đổi trong dây dẫn độc lập. Sử dụng đồng hồ đo điện trở để đảm bảo an toàn.

Vùng bảo vệ

Là thể tích mà trong đó, một dây dẫn sét tạo ra khả năng chống sét đánh bằng cách thu lại năng lượng sét đã đánh vào nó.

Xem thêm:

Mong rằng với những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, thiết kế, thi công lắp đặt hệ tống chống sét. Cảm ơn bạn đã theo dõi!


 

Viết bình luận